Khám phá nguyên nhân bị ngứa lông mu vùng kín thường gặp ở phụ nữ

Khám phá nguyên nhân bị ngứa lông mu vùng kín thường gặp ở phụ nữ

Ngứa lông mu vùng kín là tình trạng mà rất nhiều chị em gặp phải. Hiện tượng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại vô cùng khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến lông vùng kín bị ngứa. Có thể xuất phát từ những căn bệnh nguy hiểm. Do đó, chị em nên tìm hiểu ngay để có cách chữa trị sao cho phù hợp nhất!

Ngứa lông mu vùng kín do có rận

Rận mu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như rận lông mu, rận bẹn, rận chấy cua. Đây là loại côn trùng sống nhờ vào máu người, thường tập trung ở vùng kín. Rận mu thường lây lan thông qua việc quan hệ tình dục. Tuy nhiên nếu sống xa vật chủ khoảng 24 giờ thì chúng có thể lây lan qua những đường tiếp xúc khác.

Nguyên nhân bị ngứa lông mu

Trong quá trình hút máu, rận bẹn sẽ gây ra những phản ứng trên da. Điều này gây nên tình trạng bị ngứa lông mu, vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, rất khó để phát hiện được những con rận mu. Người bệnh chỉ có thể nhìn thấy thông qua kính lúp.

Vùng nhạy cảm bị ngứa do cạo lông mu

Cạo lông mu có thể gây ngứa vùng kín bằng nhiều cách khác nhau. Một thời gian sau khi cạo, lông mu sẽ bắt đầu mọc lại, gây ngứa ngáy và khó chịu. Bên cạnh đó, việc sử dụng dao cạo cũ hoặc cạo không đúng cách cũng khiến vùng kín bị kích ứng. Ngoài ra, những sợi lông mới có thể bị mọc ngược, tạo thành các nốt sưng đỏ và cảm giác ngứa rát ở vùng kín.

Để giảm thiểu nguy cơ bị ngứa khi cạo lông mu, bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Làm ướt phần lông mu cần cạo bằng nước ấm
  • Dùng kem hoặc gel cạo lông vùng kín không có thành phần gây dị ứng
  • Sử dụng dao cạo mới
  • Cắt tỉa phần lông mu dài trước khi cạo
  • Cạo lông mu một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, theo hướng mọc của lông

Ngứa lông mu do viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc xảy ra ở vùng da háng có thể khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín. Các tác nhân gây kích ứng phổ biến ở vị trí này bao gồm:

  • Dư lượng chất tẩy rửa hoặc nước xả vải tồn đọng trên bề mặt đồ lót
  • Nước hoa, chất khử mùi vùng kín
  • Xà phòng, kem dưỡng da hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác
  • Chất bôi trơn tình dục
  • Latex trong bao cao su hoặc găng tay
  • Băng vệ sinh
Những nguyên nhân bị ngứa lông vùng kín

Ngoài cảm giác ngứa ngáy, viêm da tiếp xúc còn gây ra nhiều triệu chứng khác như mề đay, bong tróc da và mẩn đỏ.

Nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida)

Nhiễm trùng nấm men là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, xảy ra khi nấm Candida (một loại nấm men sinh sống tự nhiên trên cơ thể người) phát triển quá mức. Theo nghiên cứu, có đến 75% phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm Candida ở âm đạo. Nhiễm trùng nấm men thường gây ngứa ở háng và lông mu vùng kín. Bên cạnh đó, bệnh còn có các triệu chứng sau:

  • Đau nhức, sưng tấy vùng kín
  • Có cảm giác đau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi vệ sinh
  • Dịch âm đạo đặc và có màu trắng

Bệnh thường được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm không kê đơn. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần được kê toa các loại thuốc có công dụng mạnh hơn.

Bị ngứa lông mu vùng kín do hăm da

Hăm da là tình trạng gây phát ban đỏ, ngứa ngáy, khó chịu ở các khu vực ẩm ướt của cơ thể như các nếp gấp da, nách và khu vực gần háng. Độ ẩm và nhiệt độ ấm áp ở vùng gần háng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Điều này hình thành các vết phát ban đậm màu, có mùi hôi và ngứa ngáy ở lông mu vùng kín.

Tại sao bị ngứa lông mu?

Để điều trị hăm da, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi kháng khuẩn hoặc kháng nấm không kê đơn để giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và nấm.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể tạo thành các mảng da dày, đóng vảy ở vùng da háng và đùi trên. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các vấn đề như sưng đỏ, khô nứt da và khiến người bệnh bị ngứa lông mu vùng kín.

Vì là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng da khác. Người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc bôi
  • Dùng thuốc uống
  • Liệu pháp ánh sáng sử dụng tia cực tím B
  • Liệu pháp sinh học (chỉ được chỉ định cho những trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác).

Nguồn: Hellobacsi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *