Để lây lan dịch Covid-19 – đơn vị vận tải phải chịu trách nhiệm pháp luật
Covid-19 là đại dịch toàn cầu, gây nên số lượng người tử vong cao khủng khiếp. Không chỉ vậy đại dịch này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi vấn đề của mỗi quốc gia. Từ việc thắt chặt an ninh hàng không quốc tế, gần như là cấm đi lại giữ các nước. Điều đó ảnh hưởng đến vấn đề du lịch, đi lại, học tập,… của rất nhiều người. Làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng. Mọi người dân đều chung tay để đẩy lùi dịch bệnh. Vì thế chính phủ đưa ra quyết định, nếu để lây lan dịch Covid-19 thì các đơn vị vận tải phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Trước tình hình dịch bệnh đang ngày càng tăng cao vì sự chủ quan trong công tác phòng chống. Thì đây là hành động quyết liệt, ngăn chặn mọi nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Góp phần bảo vệ sức khỏe người dân cũng như đảm bảo y tế, kinh tế nước nhà. Hãy xem những quy định và công tác phòng dịch của các đơn vị vận tải dưới bài viết.
Công điện của Thủ tướng
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tình trạng thiếu kiểm soát trong phòng chống Covid-19. Dẫn đến làm lây nhiễm dịch bệnh trên phương tiện giao thông.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tất cả gắn với phòng chống, tránh để lây lan dịch Covid-19. Đặc biệt là trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội xuân 2021.
Công tác phòng dịch
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị – xã hội và UBND các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và kiến thức phòng, chống dịch Covid-19 khi tham gia giao thông cho người dân. Vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng đi lại trong dịp nghỉ Tết và dự Lễ hội xuân.
Chủ động phối hợp với các đơn vị vận tải tổ chức bán vé tàu xe trực tiếp cho công nhân, sinh viên và người lao động. Bố trí thời gian phù hợp để người lao động, sinh viên nghỉ Tết và trở lại làm việc, học tập. Để giảm áp lực giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chấp hành đầy đủ các quy định. Và có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp. Có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Không để hành khách không kịp về quê ăn Tết do thiếu phương tiện. Cương quyết không để phương tiện vận tải, người điều khiển, nhân viên phục vụ và hành khách không tuân thủ quy định phòng dịch Covid-19 tham gia giao thông.
Công điện yêu cầu niêm yết đầy đủ các thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 tại các đầu mối giao thông (bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng…) và trên các phương tiện vận tải công cộng.
Công tác duy trì trật tự, các vấn đề phát sinh
Các địa phương phải có phương án tổ chức, điều tiết, phân luồng giao thông. Bố trí lực lượng kịp thời giải tỏa khi xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông. Nhất là trong ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Tết trên các tuyến trục chính ra vào trung tâm thành phố.
“Có phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả khi phát sinh tình huống có người nhiễm virus Covid-19 tại các đầu mối giao thông và trên phương tiện vận tải công cộng. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu để xảy ra tình trạng thiếu kiểm soát trong phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến làm lây nhiễm dịch bệnh trên các phương tiện giao thông hoặc địa bàn thuộc phạm vi quản lý”- công điện nêu rõ.
Xem thêm các thông tin bổ ích tại trang tin tức yla.
Nguồn: Dantri.com.vn