Thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn

Thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số ngày nay, nhiều lĩnh vực đứng trước thách thức đổi mới để tiếp cận xu thế đó một cách tối ưu. Trong đó, ngành văn hoá nói chung và ngành điện ảnh Việt Nam nói riêng cũng chịu nhiều tác động. Sự lên ngôi của truyền thông trên nền tảng Internet đòi hỏi ngành điện ảnh Việt cần có “luồng gió mới” để thúc đẩy phát triển và hội nhập.

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi)

Luật điện ảnh là hành lang pháp lý cho hoạt động điện ảnh. Bộ luật có đóng góp quan trọng cho công tác quản lý của nhà nước. Đồng thời, tác động  đến sự nghiệp phát triển ngành điện ảnh của Việt Nam. Trải qua nhiều năm thực thi, điện ảnh nước ta đã đạt được nhiều thành thích khả quan. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày nay, Luật điện ảnh dần bộc lộ những vấn đề bất cập. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi hội nghị – hội thảo đóng góp ý kiến xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi). Hội nghị có sự tham gia của các đơn vị thuộc Sở Văn hoá và Thể thao các tỉnh. Ngoài ra, còn có sự tham gia của các nhà sản xuất, đạo diễn, đơn vị phát hành,…

Thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn
Toàn cảnh buổi Hội nghị – Hội thảo

Tại hội nghị các đại biểu đã cùng trao đổi những nội dung liên quan tính khả thi của các quy định tại dự thảo. Đồng thời đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) và tiếp tục triển khai việc lấy ý kiến dự thảo rộng rãi trước khi gửi sang Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Quốc hội vào năm 2021.

Vấn đề phổ biến phim trên không gian mạng

Việc khai thác, phổ biến phim trên không gian mạng là nội dung mới được đề ra. Về vấn đề này, ban dự thảo đã đề ra 2 phương án. Cụ thể:

Tiền kiểm phim phổ biến trên mạng tại Việt Nam phải được cấp giấy phép phổ biến và phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được biên tập bởi cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh – truyền hình;

Hậu kiểm việc phổ biến phim trên mạng phải bảo đảm phim có bản quyền hợp pháp. Nội dung phim không vi phạm điều cấm của Luật Ðiện ảnh. Phải có cảnh báo và hiển thị mức phân loại độ tuổi phổ biến phim.

Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động phổ biến phim trên không gian mạng tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Ngoài ra, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp phổ biến phim trên mạng.

Ðạo diễn Phan Ðăng Di bày tỏ cần bỏ bớt thủ tục “nhiêu khê”. Tổ chức thay đổi để “trải thảm” thu hút hợp tác đầu tư của nước ngoài vào điện ảnh Việt. Nhà sản xuất Mai Thu Huyền đề nghị hỗ trợ phim Việt Nam về suất chiếu. Vì nếu ra rạp cùng lúc với các phim bom tấn thế giới, phim Việt sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ðưa ngành công nghiệp điện ảnh thành mũi nhọn

Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam Ngô Phương Lan chia sẻ, dự thảo Luật Ðiện ảnh (sửa đổi) cần đáp ứng yêu cầu điều chỉnh hoạt động điện ảnh trong thời đại công nghệ số. Thúc đẩy phát triển điện ảnh thành ngành mũi nhọn trong xây dựng công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.

Cần bổ sung nội dung phim hợp tác sản xuất với nước ngoài. Đồng thời, làm rõ hơn việc phân cấp thẩm quyền cấp phép, phân loại phim.  Các vấn đề chính trị, văn hóa, tôn giáo… cũng cần được đánh giá một cách cẩn trọng. Tổ chức quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh sao cho khả thi hơn…

Tại Ðiều 27 về phân loại phim, dự thảo đưa ra một số mức phân loại độ tuổi mới. Cụ thể: mức PG (cho phép trẻ em dưới 13 tuổi được xem phim C13 với điều kiện đi cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ); mức C21 (không phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 21); mức C (không phổ biến đến mọi đối tượng khán giả). Mức C21 là mức phân loại cao chưa từng có ở thị trường điện ảnh Việt Nam.

Thúc đẩy ngành công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn
“Chàng dâng cá, nàng ăn hoa” – Đạo diễn Phan Đăng Di – dán nhãn C21 khi phát hành tại Singapore

Ngoài ra, hội thảo vẫn còn thưa vắng tiếng nói từ chính các chủ thể là nhà sản xuất, đạo diễn phim. Ðây cũng là hiện tượng cần được nhìn nhận, can thiệp sớm để môi trường điện ảnh thêm gắn kết, cởi mở và khách quan.

Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại:

Nguồn: nhandan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *