Chồng người ta – phim đồng tính có ý tưởng hay nhưng lại gây thất vọng

Chồng người ta – phim đồng tính có ý tưởng hay nhưng lại gây thất vọng

Với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay, cộng đồng LGBT đã trở nên quá then thuộc và dần dần được nhiều người thông cảm hơn. Chính vì vậy, những bộ phim nói về chủ đề đồng tính ngày càng được sản xuất nhiều hơn. Trong số đó có bộ phim Chồng người ta của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến. Chồng người ta được công chiếu trên toàn quốc từ ngày 20/11/2020. Đây là một bộ phim kể về câu chuyện rất thật về những người đống tính. Các nhân vật trong phim có những diễn biến tâm lý rất phức tạp.

Chồng người ta muốn đề cập tới những khó khăn của người đồng tính khi muốn được xã hội chấp thuận.
Chồng người ta muốn đề cập tới những khó khăn của người đồng tính khi muốn được xã hội chấp thuận.

Những bộ phim nói về chủ đề này rất đáng được chào đón. Bởi vì chúng sẽ giúp người xem thấu hiểu hơn phần nào nỗi khổ của những người đồng tính. Tuy nhiên, ngoài ý tưởng và chủ đề đáng được đón nhận ra. Thì bộ phim Chồng người ta không được khán giả đánh giá cao về mặt nội dung. Bộ phim đã gây ra sự thất vọng lớn đối với các bạn khán giả.

Sơ lược nội dung phim Chồng người ta

Chuyện phim Chồng người ta theo chân Cường (Trịnh Xuân Nhản) – một người đàn ông trung niên thành đạt đang sống cùng vợ là Trúc (Yaya Trương Nhi) và con trai Hải (Trần Ngọc Vàng). Song, anh luôn phải che giấu bí mật là mối tình đồng tính với Trung (Hữu Tài) cách đây 20 năm.

Một ngày nọ, Thắng (Lý Bình) xuất hiện và tìm cách tiếp cận hai cha con Cường – Hải. Bằng một cách nào đó, gã nắm rõ toàn bộ câu chuyện quá khứ của người cha. Từ đây, Cường bắt đầu bộc lộ bản ngã và dần rơi vào cái bẫy mà tên thanh niên bí ẩn giăng ra.

Gánh nặng của người đồng tính

Sau Thưa mẹ con đi (2019), Chồng người ta là nỗ lực màn ảnh tiếp theo khai thác nỗi đau của người đồng tính trước con mắt kỳ thị từ xã hội. Thông qua chuỗi hình ảnh quá khứ đan xen, bộ phim dần hé lộ chuyện tình của Trung và Cường nhiều năm về trước.

Mối quan hệ của họ không chỉ chênh lệch về địa vị. Mà còn bị gia đình giàu có của Trung xem là bệnh hoạn. Để tránh ánh mắt kỳ thị của xã hội và hoàn thành nghĩa vụ nối dõi, cả hai đành phải lựa chọn lấy vợ, sinh con như bao người đàn ông khác. Song, những cuộc hôn nhân ấy chẳng khác nào địa ngục khi họ buộc phải sống trái giới tính thật.

Chồng người ta khai thác bi kịch tình yêu của cộng đồng LGBT khi họ bị gia đình ngăn cấm và ảnh hưởng đến cả thế hệ sau.

Nội dung của Chồng người ta rối rắm, ôm đồm

Thay vì tập trung vào phần tâm lý, đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến lại ôm đồm quá nhiều thể loại. Thời lượng đầu phim còn lan man sang cả mối tình “gà bông” của Hải và Vy (Tú Hảo). Khiến khán giả có thể lầm tưởng đây là một bộ phim học đường pha trộn hài – hành động.

Ngay sau đó, Chồng người ta đột ngột đổi sang tông giật gân với sự xuất hiện của Hà (Thanh Trúc). Là người đứng sau toàn bộ kế hoạch phá hoại gia đình Cường. Từ đây, tác phẩm để lộ ra nhiều chi tiết phi lý với một kịch bản không khác gì phim truyền hình cũ kỹ.

Nội dung phim ôm đồm và lủng củng.
Nội dung phim ôm đồm và lủng củng.

Bộ phim thiếu đi sự kịch tính cần thiết. Những mảng miếng hài cũ kỹ được thêm thắt ở các phân cảnh quan trọng không mang lại hiệu quả. Kết phim ít nhiều gây bất ngờ. Nhưng thực chất lại phá hỏng toàn bộ nội dung trước đó.

Yếu tố lồng tiếng là một điểm trừ khác dành cho bộ phim. Bởi vì tình trạng nhép miệng một đằng, thoại một nẻo thường xuyên xảy ra.

Diễn xuất nhạt nhòa

Không chỉ nội dung, phần diễn xuất của Chồng người ta cũng là điểm gây tiếc nuối. Phim sở hữu dàn diễn viên có ngoại hình sáng như Hữu Tài, Trịnh Xuân Nhản, Yaya Trương Nhi,… Vai Cường rõ ràng là chiếc áo quá khổ với một diễn viên trẻ như Trịnh Xuân Nhản. Biểu cảm của chàng trai sinh năm 1994 lộ rõ sự gượng gạo trong nhiều phân cảnh.

Đa số diễn viên trong phim không để lại nhiều ấn tượng.
Đa số diễn viên trong phim Chồng người ta không để lại nhiều ấn tượng.

Yaya Trương Nhi cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cô thường được biết đến vai diễn thiên về sự gợi cảm hơn là thể hiện nội tâm nhân vật. Thanh Trúc có một vai diễn dưới sức và quá đỗi nhạt nhòa. Người làm tốt nhất có lẽ là Trần Ngọc Vàng khi anh bộc lộ được những suy nghĩ của nhân vật.

Nhìn chung, Chồng người ta là một bộ phim có ý tưởng. Song, cách triển khai non tay của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến rốt cuộc đã đẩy tác phẩm đi vào ngõ cụt.

Hãy cập nhật thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác tại yla.

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *