‘Bóng ma’ vaccine ám ảnh người dân Nhật Bản
Vaccine Covid-19 được chính thức đưa vào thử nghiệm. Và việc thử nghiệm này đã được tiến hành trên nhiều nước, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, có vẻ như người dân Nhật Bản còn rất e dè với loại vaccine mới này. Dịch bệnh Covid-19 hoành hành đã cướp đi rất nhiều tính mạng người Nhật. Thế nhưng dường như đối với họ, vaccine đã trở thành một nỗi ám ảnh.
Người dân Nhật e ngại trước Vaccine Covid-19
Chính phủ Nhật Bản đã đặt hàng 290 triệu liều vaccine Pfizer. Bao gồm AstraZeneca và Moderna. Đây là số liều đủ để tiêm chủng toàn bộ dân số 126 triệu người. Họ đặt mục tiêu tiêm chủng toàn dân trước giữa năm tới, kịp thời gian cho Thế vận hội đã bị trì hoãn đến tháng 7/2021.
Nhưng việc chính phủ nóng lòng muốn chấm dứt đại dịch, sửa chữa nền kinh tế và mở đường cho Thế vận hội trái ngược với tâm lý thận trọng của công chúng. Một nghiên cứu toàn cầu được công bố vào tháng 9 trên tạp chí y khoa Anh Lancet cho thấy, Nhật là một trong những quốc gia kém tin tưởng về tính an toàn của vaccine nhất thế giới, cùng với Pháp và Mông Cổ. Chưa đến 10% số người được hỏi tán thành mạnh mẽ ý kiến rằng vaccine an toàn.
Vận động viên Hitomi Niiya, 32 tuổi, không muốn tiêm vaccine Covid-19 trước Thế vận hội mùa hè ở Tokyo. Cô không phải là người duy nhất nghĩ vậy. Niiya lo lắng về tác dụng phụ và tin tưởng các biện pháp phòng chống dịch đang được thực hiện đã đủ để bảo vệ bản thân.
Nhật không phải là vùng đất của những người theo phong trào chống vaccine hay tin vào các thuyết âm mưu. Nhưng người dân Nhật thường rất thận trọng về dược phẩm nước ngoài.
Bóng ma quá khứ
Đằng sau sự cẩn trọng của người dân Nhật Bản là một “bóng ma tâm lý”. Những lần tiêm chủng không an toàn trong quá khứ, kể từ thời Mỹ chiếm đóng Nhật sau Thế chiến II, đã tạo nên sự ám ảnh của họ về vaccine.
Tiêm chủng được quy định là bắt buộc ở Nhật Bản từ sau Thế chiến II. Khi quân đội Mỹ cố gắng ngăn chặn các loại dịch bệnh hoành hành. Chương trình đã cứu sống nhiều người. Nhưng cũng có một số vấn đề nảy sinh. Trong đó có vụ việc tiêm vaccine ngừa bệnh bạch hầu bị lỗi. Sai lầm này đã khiến 68 trẻ em thiệt mạng vì bệnh.
Sự tự tin của chính phủ Nhật bị lung lay vào năm 1993 khi vaccine sởi, quai bị và rubella dẫn đến các ca viêm màng não vô khuẩn. Vụ việc này khiến Bộ Y tế phải bồi thường đáng kể. Năm 1994, chính phủ đã thay đổi luật tiêm chủng. Không còn bắt buộc tiêm chủng ở trẻ em mà đổi thành “khuyến cáo mạnh mẽ”.
Bộ đã trở nên do dự về việc ủng hộ vaccine kể từ đó. Chương trình tiêm chủng vẫn tồn tại. Nhưng chúng không thực sự cho thấy vaccine tốt như thế nào”.
Thách thức đối với Nhật Bản, cũng như nhiều quốc gia khác, là khiến công chúng tin tưởng khi chiến dịch vaccine diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Nếu Nhật không thực hiện được tiêm chủng diện rộng, không chỉ Thế vận hội bị “lung lay” mà điều đó còn làm chậm quá trình khôi phục kinh tế và du lịch quốc tế.
Nguồn: vnexpress.net