Điểm qua những sự kiện nổi bật thế giới năm 2020
Hiện tại đã là tháng cuối cùng của năm 2020. Năm nay có thể coi là một năm kinh hoàng đối với cả thế giới. Dịch bệnh Covid-19 đã bao trùm lên toàn bộ thời gian trong năm. Bên cạnh đó, còn có những sự kiện chấn động khác tạo nên một bối cảnh có phần hỗn loạn mang tên “2020”.
Mục lục
Covid-19 bùng phát khắp thế giới
Từ những ca viêm phổi lạ ở Vũ Hán vào tháng 11/2019, Covid-19 lan nhanh ra toàn thế giới, đẩy cả nhân loại vào cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có. Toàn cầu đã ghi nhận hơn 77 triệu ca nhiễm. Hơn 1,7 triệu người tử vong. Tuy nhiên, con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đại dịch đang tàn phá nặng nề mọi khía cạnh đời sống con người. Ảnh hướng đến kinh tế, y tế, giáo dục và những mối quan hệ xã hội. Để kiềm chế đại dịch lây lan, hàng loạt quốc gia đã phải áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Điều này đã tạo nên các “thành phố ma”. Các doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến kinh tế toàn cầu có thể sụt giảm 4,4% trong năm 2020, theo IMF.
Mỹ bầu cử Tổng thống
Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden năm nay diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ bị nhấn chìm trong khủng hoảng do biểu tình sắc tộc, suy thoái kinh tế và Covid-19. Đại dịch cũng được đánh giá là nguyên nhân chính khiến không ít cử tri Mỹ quay lưng với Trump. Do những phản ứng bị coi là chậm chạp và thiếu khoa học trong chiến lược chống dịch của ông.
Truyền thông đã “xướng tên” Biden là người đắc cử. Cả hai ứng viên đều lập kỷ lục về số phiếu phổ thông, trong đó Biden giành hơn 81 triệu phiếu, trong khi Trump cũng có hơn 74 triệu phiếu.
Quan hệ Mỹ – Trung bên bờ vực ‘Chiến tranh Lạnh mới’
Trong lúc Mỹ – Trung đang bế tắc trong đàm phán thương mại, Covid-19 đã bùng phát. Điều này làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến quan hệ giữa hai cường quốc xấu đi đến ngưỡng “Chiến tranh Lạnh mới”. Hai bên còn xung đột trong một loạt vấn đề như Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương hay công nghệ. Căng thẳng lên cao trào khi hai nước ra lệnh đóng cửa tổng lãnh sự quán của nhau ở Houston và Thành Đô hồi tháng 7.
Với tình hình này, Mỹ – Trung sẽ tăng cường lôi kéo các nước vào vòng ảnh hưởng. Tiếp tục đặt các quốc gia trước áp lực chọn phe ngày càng lớn.
Mỹ hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani
Máy bay không người lái (UAV) Mỹ sáng 3/1 phóng tên lửa hạ sát tướng Qassem Soleimani . Sự việc diễn ra khi ông và các chỉ huy dân quân Iraq vừa rời khỏi sân bay quốc tế Baghdad. Lầu Năm Góc cho biết chiến dịch được tiến hành theo lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Lý do được đưa ra là “ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai”.
Soleimani là một trong những lãnh đạo quân sự được trọng vọng nhất ở Iran. Sự kiện này lập tức đẩy căng thẳng Mỹ – Iran lên cao tới ngưỡng chiến tranh.
Biểu tình sắc tộc bùng nổ ở Mỹ
Căng thẳng sắc tộc âm ỉ ở Mỹ bùng phát thành phong trào biểu tình quy mô lớn. Sự kiện này diễn ra sau khi người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát thành phố Minneapolis ghì chết hồi cuối tháng 5. Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan khắp nước Mỹ. Nó tạo thành phong trào “Black Lives Matter”. Mục đích của phong trào này là phản đối bạo lực của cảnh sát. Bên cạnh đó cũng phản đối phân biệt chủng tộc tại hơn 150 thành phố. Tuy nhiên các cuộc biểu tình dần trở nên mất kiểm soát, trở thành nhiều cuộc bạo loạn, phá hoại tài sản.
Nổ kho hóa chất ở cảng Beirut, Lebanon
Thủ đô Beirut của Lebanon hôm 4/8 rung chuyển sau vụ nổ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat, tương đương 240 tấn TNT, khiến gần 200 người chết và khoảng 6.500 người bị thương, gần một nửa thành phố bị san phẳng. Số amoni nitrat này được vận chuyển bằng tàu đến Beirut. Sau đó tiếp lưu kho tại cảng suốt nhiều năm trong điều kiện không đảm bảo an toàn.
Chiến sự Armenia – Azerbaijan bùng nổ
Tranh chấp vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan biến thành xung đột vũ trang hôm 27/9. Sự kiện nhanh chóng leo thang thành chiến sự quy mô lớn. Có hơn 5.000 binh sĩ hai bên thiệt mạng. Armenia kiểm soát Nagorno-Karabakh, nơi có chủ yếu sắc dân là người gốc Armenia, sau cuộc chiến 1988-1994, trong khi Azerbaijan, với sự hậu thuẫn về chính trị và vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ, quyết tâm giành lại vùng lãnh thổ này.
Nguồn: vnexpress.net