Loài động vật hoang dã đầu tiên bị dính Covid-19
Như mọi người cũng đã tình hình dịch bệnh đã ngày càng diễn biến ngày càng phức tạp không chỉ ở trong nước mà ra cả thế giới. Nhìn chung vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Covid-19 không chỉ lây lan ở con người. Mà mới đây nhất, được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo. Một phát hiện hoàn toàn mới, đó chính là trường hợp đầu tiên đã lây lan sang loài động vật hoang dã. Theo thông tin, một chú chồn nâu đã nhiễm Covid-19. Phát hiện làm cho con người cũng hoang mang không kém. Cùng chúng tôi cập nhật tình hình ngay dưới đây.
Báo cáo tình hình về loài động vật hoang dã đầu tiên bị dính Covid-19
Trong một báo cáo vào hôm 11/12, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhấn mạnh. Đây là trường hợp động vật nhiễm Covid-19 đầu tiên. Được mọi người phát hiện trong tự nhiên, bên ngoài. Trước đó, Sars-CoV-2 cũng được tìm thấy trên sư tử, hổ, báo tuyết, chồn hương, chó và mèo. Nhưng tất cả chúng đều sống trong môi trường nuôi nhốt hoặc có tiếp xúc gần với con người.
Con chồn này bị bắt ở Utah là mẫu vật duy nhất cho kết quả dương tính với Sars-CoV-2. Trong quá trình tiến hành sàng lọc động vật hoang dã. Ở xung quanh 16 trang trại lông thú đã bùng phát dịch. Ở các bang Utah, Wisconsin, Oregon và Michigan. Các nhà chức trách tại đó đang cố gắng tiếp tục mở rộng kiểm tra trên chồn nâu, chồn hôi, gấu mèo. Và cùng các loài động vật hoang dã khác.
Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng nào cho thấy SARS-CoV-2 đang lưu hành. Hoặc đã được thiết lập trong các quần thể hoang dã xung quanh khu vực. Dịch vụ Kiểm tra Sức khỏe Động thực vật (APHIS) của USDA trấn an người dân.
“Những đợt bùng phát dịch tại các trang trại chồn nâu ở Mỹ và châu Âu. Cho thấy rằng chồn nuôi dễ nhiễm SARS-CoV-2 và không có gì bất ngờ khi chồn hoang dã cũng nhiễm virus này. Phát hiện cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát xung quanh các trang trại có dịch. Và thực hiện biện pháp ngăn chặn virus lây lan sang động vật hoang dã”. Phát ngôn viên của USDA Lyndsay Cole cho biết.
Chia sẻ biện pháp về loài động vật này
Hà Lan gần đây thông báo rằng họ đã hoàn thành tiêu hủy khoảng 4 triệu con chồn. Gần như đã đóng cửa hết tất cả các ngành chăn nuôi chồn nâu vĩnh viễn. Tây Ban Nha và Hy Lạp cũng đã tiêu hủy hơn 100.000 con vật tại các trang trại bùng phát dịch. Trong những trường hợp đó, các quan chức cho biết chồn đã bị lây bệnh từ người chăm sóc.
Tuy nhiên, Covid-19 không phải chỉ lây lan từ người sang chồn. Mà theo phân tích gene của Đan Mạch. Chồn nhiễm SARS-CoV-2 cũng lây bệnh cho các công nhân tại trang trại. Dòng virus lưu hành giữa những con chồn đã xâm nhập vào cộng đồng. Với 200 trường hợp dương tính với Covid-19 ở người có liên quan đến chồn nuôi. Trong đó có 12 trường hợp biến thể mà các nhà khoa học lo ngại. Nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine trong tương lai. Do đó, Đan Mạch cũng đã quyết định tiêu hủy toàn bộ chồn nuôi trên cả nước, bao gồm hơn 15 triệu con.
Nguồn: vnexpress.net