Tìm thấy các mảnh gỗ tuyết tùng 5.000 năm tuổi

Tìm thấy các mảnh gỗ tuyết tùng 5.000 năm tuổi

Như mọi người cũng biết kim tự tháp Ai Cập ở ngay sa mạc, với vùng đất cằn cỏi. Nhưng mới đây nhất, được các chuyên gia nghiên cứu cho viết đã phát hiện ra một mảnh gỗ tuyết tùng xuất hiện tại nơi này. Số lượng người xây dựng, cũng như quá trình xây dựng vẫn là đề tài nghiên cứu, thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong cả trăm năm nay. Mới đây, các mảnh gỗ tuyết tùng cổ xưa được tìm thấy trong Đại kim tự tháp Giza.

Cùng xem bí ẩn về việc tìm thấy các mảnh gỗ tuyết tùng đã sống tới 5.000 tuổi tại Ai Cập. Tin tức được cập nhật mới nhất tại đây. Có thể giúp hé lộ một phần nào đó trong công cuộc xây dựng công trình ngoại mục này.

Tìm thấy các mảnh gỗ tuyết tùng 5.000 năm tuổi

Những mảnh gỗ tuyết tùng cổ đại được tìm thấy trong Đại kim tự tháp Giza có thể giúp tiết lộ tiến độ của công trình xây dựng ngoạn mục này.

Chuyên gia Abeer Eladany tìm thấy một hộp xì gà in hình lá cờ cũ của Ai Cập. Trong lúc xem xét kho cổ vật châu Á của Đại học Aberdeen, Guardian hôm 16/12 đưa tin. Chiếc hộp chứa vài mảnh gỗ cổ. Eladany sau đó xác định đây là gỗ tuyết tùng được phát hiện trong Đại kim tự tháp Giza. Nó đã thất lạc hơn một thế kỷ.

“Kho tàng của Đại học Aberdeen rất lớn, gồm vài trăm nghìn cổ vật. Chính vì vậy, việc tìm kiếm mảnh gỗ giống như mò kim đáy bể. Tôi không thể tin nổi khi nhận ra thứ bên trong hộp xì gà trông bình thường này”, cô chia sẻ.

Tìm thấy các mảnh gỗ tuyết tùng 5.000 năm tuổi
Tìm thấy các mảnh gỗ tuyết tùng 5.000 năm tuổi

Những mảnh gỗ tuyết tùng nhưng là một vật báu nó được nằm gọn trong bộ ba cổ vật mà kỹ sư Waynman Dixon. Và được tìm thấy trong Phòng Nữ hoàng của Đại kim tự tháp Giza năm 1872. Một số nhà khoa học cho rằng chúng vỡ ra từ một chiếc thước. Có thể cung cấp thông tin về quá trình xây dựng kim tự tháp. Hai cổ vật còn lại là chiếc móc và quả cầu tròn đang được bảo quản tại Bảo tàng Anh. Nhiều khả năng James Grant, một người bạn của Dixon, đã giao lại các mảnh gỗ cho Đại học Aberdeen.

Người Ai Cập cho biết về thông tin của mảnh gỗ này

Phát hiện mới cũng mang đến một số câu hỏi cho các chuyên gia. Những mảnh gỗ tuyết tùng có thể tồn tại từ năm 3341-3094 trước Công nguyên. Sớm hơn khoảng 500 năm so với niên đại của Đại kim tự tháp Giza. Kim tự tháp này được xây dựng trong triều đại pharaoh Khufu (năm 2580-2560 trước Công nguyên).

“Những mảnh gỗ thậm chí còn cổ xưa hơn chúng tôi dự đoán, có thể do niên đại gắn liền với tuổi của cây. Chúng là phần giữa của một cây cổ thụ. Ngoài ra, nguyên nhân chính cũng có thể là sự khan hiếm cây ở Ai Cập cổ đại. Những mảnh gỗ này rất hiếm nên người xưa đã bảo quản và tái chế gỗ trong nhiều năm”, Neil Curtis, chuyên gia tại Đại học Aberdeen, nhận định.

Các học giả sẽ tìm hiểu mục đích sử dụng của những mảnh gỗ. Xác định xem có phải người xưa cố ý để chúng lại trong kim tự tháp hay không. “Chuyện này đã diễn ra sau đó, vào thời Tân Vương quốc Ai Cập. Các pharaoh muốn nhấn mạnh sự tiếp nối với quá khứ bằng cách chôn cổ vật cùng với mình”, Curtis nói.

Nguồn: vnexpress.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *