Ứng dụng chiết tách dầu dừa bằng công nghệ không gia nhiệt

Ứng dụng chiết tách dầu dừa bằng công nghệ không gia nhiệt

Việc sản xuất dầu dừa ở nhiệt độ cao đã làm mất đi lượng đáng kể thành phần dinh dưỡng. Thường thì sản xuất dầu dừa còn thủ công. Sản phẩm chưa có chất lượng cao, cạnh tranh kém và không bảo quản được lâu. Vì thế sự xuất hiện của công nghệ tách dầu dừa tinh khiết không gia nhiệt có thể khắc phục nhược điểm này. Công nghê này do TS Nguyễn Phương nghiên cứu và phát triển. Sản xuất dầu dừa bằng công nghệ này có thể tăng chất lượng sản phẩm. Từ đó, người nông dân có thể an tâm trồng và sản xuất dầu dừa vì nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Nguồn nguyên liệu đạt chất lượng

Từ lâu quả dừa đã là một loại trái cây gần gũi, thân thiết với người dân Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội dừa châu Á Thái Bình Dương, dừa trồng ở Việt Nam đem lại năng suất và chất lượng nằm trong top đầu trong khu vực cũng như trên thế giới. Tỷ lệ cơm dừa khá cao khoảng 29-30%. Hàm lượng chất béo trong cơm dừa khá cao 35,52% – 38,12%. Hàm lượng axit béo tự do có trong cơm dừa 0,12% – 0,13% (trong 10 ngày đầu lưu trữ).

Hiện nay, dừa luôn bị rớt giá, các sản phẩm chế biến không có hiệu quả kinh tế cao. Điều đó dẫn đến tình trạng người dân chặt dừa trồng các loại cây khác. Cũng bởi vì trình độ sản xuất các sản phẩm về dừa còn thủ công. Nên chất lượng sản phẩm còn thấp, cạnh tranh trên thị trường yếu.

Sản xuất dầu dừa bằng công nghệ không gia nhiệt 

Là một trong số gương điển hình Thi đua yêu nước thuộc khối Khoa học và Công nghệ tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, TS Nguyễn Phương được ghi nhận góp phần đưa khoa học và công nghệ ứng dụng vào thực tế, đồng hành cùng doanh nghiệp. Ông và cộng sự ứng dụng thành công tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt. Công nghệ giúp nâng giá trị của quả dừa theo chuỗi, giúp doanh nghiệp và người dân tăng thu nhập. Công ty TNHH chế biến dừa Lương Quới được UBND tỉnh Bến Tre lựa chọn là đơn vị tiên phong. Phối hợp cùng nhà khoa học để đổi mới công nghệ chế biến. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm từ dừa.

TS Nguyễn Phương báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ tại Đại hội Thi đua yêu nước Bộ Khoa học và Công nghệ.
TS Nguyễn Phương báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ tại Đại hội Thi đua yêu nước Bộ Khoa học và Công nghệ.

Trong công nghệ sản xuất dầu dừa tinh khiết (VCO – Virgin Coconut Oil) bằng công nghệ không gia nhiệt, công đoạn tách pha (pha nước, pha dầu, pha rắn) có vai trò rất quan trọng quyết định tới chất lượng và hiệu suất thu nhận dầu dừ. Nhóm  đã tìm cách tách pha trên thiết bị ly tâm 3 pha để thu hồi được lượng dầu lớn. Điều này vừa đảm bảo dầu dừa có được chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn cho phép.

Áp dụng công nghệ để chiết tách dầu dừa vào thực tế

Công nghệ được ứng dụng thành công, lần đầu tiên ở Việt Nam có một dây chuyền sản xuất tinh VCO năng suất 5 triệu lít/năm, được đánh giá tiên tiến hàng đầu hiện nay trên Thế giới. Sản phẩm VCO được cấp chứng nhận US FDA và BRC food đáp ứng được yêu cầu của thị trường Mỹ và EU.

Để khai thác triệt để giá trị của trái dừa, sau đó Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã hỗ trợ đầu tư các dây chuyền sản xuất các sản phẩm phụ của trái dừa như sữa dừa, bột dừa và nước dừa với chất lượng cao. Đặc biệt sản phẩm được sản xuất từ nước dừa già áp dụng công nghệ cao mang tính vượt trội. Chất lượng nước dừa đạt 95% so với tự nhiên, bao bì hộp giấy thân thiện môi trường.

Hiệu quả kinh tế đạt được

Sau gần 7 năm đưa công nghệ mới vào ứng dụng, từ chỗ doanh thu 132 tỷ đồng (năm 2013) tăng lên 1.200 tỷ đồng (năm 2019) tăng hơn 9 lần, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

TS Nguyễn Phương cho biết, nhờ áp dụng công nghệ đã tăng năng lực xuất khẩu VCO lên 26 lần. Tăng giá trị VCO lên 3,3 lần so với sản xuất dầu dừa công nghệ cũ. Dây chuyền sản xuất nước dừa năng suất 12.000 lít/giờ. Bao gói hộp giấy với 3 loại: 300 ml, 500ml và 1000ml. Tất cả đã được cấp chứng chỉ quốc tế và được thị trường Mỹ và EU đón nhận.

“Ngoài tăng hiệu quả sử dụng nước dừa, phụ phẩm của quá trình chế biến cũng được sử dụng giúp giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế lên khoảng 10 lần so với hiện tại (làm thạch dừa)”, TS Phương nói thêm về kết quả sau khi triển khai 2 dự án: đến nay trái dừa tăng 2 – 2,5 lần. Nhờ đó góp phần ổn định cuộc sống cho người dân Bến Tre sống nhờ cây dừa.

Các bạn có thể xem các tin tức mới tại Yla.

Nguồn: Vnexpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *