Nghiên cứu dùng phế phẩm từ lúa và mía để tạo vật liệu nông nghiệp
Nông nghiệp thế kỷ 21 đang hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững. Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ bảo vệ môi trường đang được quan tâm nhiều. Đặc biệt là các loại phân được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp. Cây lúa và mía là 2 loại cây canh tác gắn bó thân thuộc với người dân. Từ đó nghiên cứu sử dụng các phế phẩm từ hai loại cây trồng này xuất hiện. Nó đem lại một vòng tuần hoàn kín trong sản xuất nông nghiệp.
Mục lục
Ý tưởng tận dụng phế phẩm nông nghiệp được nhen nhóm
Thực tế cho thấy các phế phẩm từ mía và lúa lại chưa được người dân tận dụng. Khi đi về các vùng quê có thể thấy rơm rạ chất đầy đồng, bả mía sau khi được ép cũng chỉ là ‘rác’. Có chăng thì cũng chỉ phục vụ cho các hộ gia đình chăn nuôi, làm thức ăn cho gia súc.
Từ đó ý tưởng dùng phế phẩm nông nghiệp làm phân bón được nhen nhóm. Sử dụng phân bón từ các phế phẩm như rơm, vỏ trấu và bả mía sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế của các loại cây trồng. Không những thế còn tạo ra sản phẩm “sạch”, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Việc sử dụng phân bón bằng phế phẩm nông nghiệp cũng giúp xua tan nỗi lo kinh tế. Đây là một nghiên cứu đáng được tôn vinh, góp phần bảo vệ môi trường
Nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp
Từ đó, để tăng giá trị cây trồng, đáp ứng một nền công nghiệp tuần hoàn, Các nhà khoa học Viện Di truyền Nông nghiệp đã phối hợp với các viện và doanh nghiệp trong và ngoài nước cứu xây dựng quy trình công nghệ, tạo ra phân bón hữu cơ, giá thể, vải địa kỹ thuật phục vụ trong nông nghiệp từ phế phẩm bả mía, rơm và trấu lúa. Công trình bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong chương trình khoa học công nghệ Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.
Các bước thực hiện
Trong công đoạn đầu, nhóm tiến hành xử lý và phân loại phế phẩm mía và lúa. Các sợi dài được tách riêng để sản xuất vải địa sinh học. Loại ngắn hơn dùng để chế tạo loại hạt hữu cơ. Sinh khối được cắt nghiền, tiền xử lý nhiệt, hóa chất và tạo độ ẩm thích hợp để tạo viên nén hữu cơ. Các viên nén tiếp tục được xử lý và nung yếm khí để tạo thành hạt than carbon hóa, . Chỉ cần bổ sung khoáng chất tạo giá thể trồng cây để cải tạo đất.
Viên than sau được hoạt hóa bằng hóa chất, hơi nước và khí gas để tạo than hoạt tính. Vật liệu than hoạt tính được sản xuất từ bã mía, rơm, trấu, có khả năng hấp thụ màu và kim loại nặng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương hoặc cao hơn sản phẩm tương tự đang lưu hành trên thị trường.
Rơm rạ và các sợi bã mía dài (lớn hơn 6 mm), được đan dệt thành tấm thảm dệt. Đó là vải địa sinh học với khổ rộng 4 m, chiều dài trung bình 50 m. Vải này giúp che phủ đất, chống xói mòn, sạt lở, rửa trôi, bảo vệ đất chống sa mạc hóa.
Sử dụng phân bón từ phế phẩm nông nghiệp vào thực tế
Xây dựng dây chuyền chế biến hạt phân bón hữu cơ vi sinh từ bã mía và rơm rạ với quy mô 300 tấn/năm tại Công ty Mía Đường Lam Sơn, Thanh Hóa, hạt hữu cơ phân bón mang các chủng vi sinh hữu ích được sử dụng làm phân bón trên trang trại 9 ha mía và làm giá thể trồng 3 ha rau, quả công nghệ cao tại Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, Công ty Lam Sơn sao Vàng và các hợp tác xã tại Thanh Hóa. Các nông sản sử dụng hạt hữu cơ phân bón vi sinh cho khả năng chống bệnh tốt. Tạo năng suất thu hoạch cao, độ xốp của đất được cải thiện nhờ các chủng vi sinh.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp, cả nước mỗi năm sản xuất trung bình khoảng 43 triệu tấn thóc. Đồng thời tạo ra khoảng 60 triệu tấn dư lượng sinh khối/năm. Bao gồm rơm rạ (cắt sát gốc), trấu và cám. Chúng được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Qua phân tích thành phần hóa học, mỗi tấn rơm rạ có chứa tới trên 8 kg Nitơ hữu cơ. Và chứa nhiều hợp chất hóa học có giá trị kinh tế cao. Nếu đốt toàn bộ lượng rơm rạ trên đây, có thể tiêu hủy một nguồn phân bón đạm lên tới 480.000 tấn Nitơ và đồng thời gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo GS Vịnh, ngoài làm chủ công nghệ, vấn đề dây chuyền thiết bị, công nghệ đồng bộ cũng là yếu tố quyết định để mô hình có thể mở rộng từ thử nghiệm đến sản xuất bán công nghiệp và công nghiệp. Do vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã trong nước để triển khai nhiều mô hình sản xuất tại các địa phương.
Các bạn có thể xem thêm các tin tức đáng chú ý tại yla.
Nguồn: Vnexpress.net