Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp với mô hình đào tạo kỹ sư AI

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật. Việt Nam đang trong bước trở thành nền kinh tế hội nhập, hấp dẫn đầu tư trong khu vực. Với sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0, Việt Nam định hướng tập trung phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới. Việc đào tạo nhân lực AI dần được chú trọng khi AI đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động.
Giải quyết thiếu nguồn nhân lực AI hiện nay
Tuy nhiên hiện nay, nguồn nhân lực AI không đủ, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường. Một trong những thách thức lớn nhất với sự phát triển công nghệ là thiếu hụt kỹ sư giỏi. Cũng bởi vì số lượng trường đại học trong nước đào tạo AI khá ít. Các doanh nghiệp phải giành giật nhau với số lượng nhân lực ít ỏi này.
Theo các chuyên gia, liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp qua các mô hình đào tạo sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng bổ sung nhân lực trong lĩnh vực AI. Các mô hình kết hợp giữa trường đại học và doanh nghiệp sẽ góp phần giải quyết vấn đề này. Mô hình được nhiều chuyên gia ghi nhận và chia sẻ tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN) 2020. Ngày hội vừa tổ chức tại TPHCM.
Điều kiện đào tạo kỹ sư AI
Theo các chuyên gia, nhân lực trong lĩnh vực AI yếu và thiếu là một thực tế. Vì để có một kỹ sư giỏi không chỉ đòi hỏi việc đào tạo kiến thức nền tảng. Mà nó còn cần được rèn luyện qua giải các bài toán thực tế. Vì vậy việc thành lập các mô hình liên kết sẽ giúp nhanh chóng cho cung cấp nhân lực về AI vững tay nghề. Thực tế một số trường đại học đã đi đầu trong việc áp dụng mô hình này.
Ông Vũ Hồng Việt (FPT Software) đồng tình rằng đại học cần đào tạo cho sinh viên cách làm dự án, thay vì thiên về lý thuyết hàn lâm. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ đặt các “đề bài” là các dự án. Trường đại học sẽ nghiên cứu để rút ra các kỹ năng cần thiết giải quyết từng chủ đề đó. Từ đó mới thiết kế bài giảng. “Cách làm này sẽ bám sát nhu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng là thực tế hai năm gần đây chúng tôi làm việc với Đại học trực tuyến FUNiX trong việc xây dựng học liệu”, ông Việt nói.
Áp dụng mô hình tại các trường đại học hiện nay
Ở Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS Huỳnh Thị Thanh Bình cho biết, ngoài việc lên chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế, Trường đã phối hợp với các tập đoàn lớn để xây dựng chương trình đào tạo, mời các giáo sư nước ngoài về giảng dạy.
Còn ở Đại học Công nghệ Thông tin TPHCM, ông Ngô Đức Thành, Trưởng khoa Khoa học Máy tính cho biết, trường ông đang duy trì mô hình khá hiệu quả. Đó là doanh nghiệp đặt phòng thí nghiệm ngay tại trường. Đã có 2 phòng thí nghiệm do doanh nghiệp đầu tư đặt tại Đại học Công nghệ Thông tin TPHCM. Tại đây, sinh viên và giảng viên có thể tham gia trực tiếp các dự án của doanh nghiệp. Các sinh viên có cơ hội trải nghiệm tác phong làm việc như đang ở môi trường của doanh nghiệp. Từ đó sẽ được rèn luyện kỹ năng thực tế tốt hơn.
Những mô hình đào tạo theo cách này cũng là gợi ý được GS.TS Nguyễn Thanh Thủy, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu. Ông cho rằng, mô hình này giúp sinh viên có cơ hội rèn thực tế để nâng cao kỹ năng là một mô hình hiệu quả. Mô hình có thể phát triển mạnh hơn có thể lấp đầy khoảng trống nhân lực.
Các bạn có thể xem thêm các thông tin mới tại Yla.
Nguồn: Vnexpress