Ứng dụng công nghệ vào phát triển ngành dược liệu Việt Nam

Ứng dụng công nghệ vào phát triển ngành dược liệu Việt Nam

Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước Việt Nam một hệ sinh thái phong phú và đa dạng. Môi trường rất có tiềm năng to lớn về tài nguyên dược liệu. Với sự đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng – đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỹ 60-80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có tính chuyên canh.

Nguồn dược liệu phong phú

Việt Nam có hơn 12.000 loài thực vật, trong đó có gần 4.000 loài có công dụng làm thuốc. Đặc biệt, có nhiều loài dược liệu được xếp vào hàng quý và hiếm trên thế giới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này. Từ đó cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước. Tuy vậy, ngành dược liệu lại chưa tiếp cận được công nghệ chiết xuất hiệu quả. Dẫn đến việc phát triển các loại thuốc phát minh còn hạn chế, thương mại hóa chưa cao. Sản phẩm chưa cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài khác.

Đầu tư nghiên cứu công nghệ dược liệu

Diễn đàn Công nghiệp lần thứ IV về “Phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nguồn dược liệu Việt Nam: Từ nghiên cứu đến ứng dụng” Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, khi Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc (VKIST) được thành lập dựa trên mô hình viện nghiên cứu, đầu tư. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp và các ngành công nghiệp bằng cách đưa ra những công nghệ nguồn, công nghệ lõi. Cách này giúp doanh nghiệp trong nước nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm.Từ đó, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.

Thông qua Diễn đàn, Thứ trưởng Duy hy vọng doanh nghiệp có thể kết nối, tiếp cận kết quả nghiên cứu mới, công nghệ mới để giải bài toán thực tiễn.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu tại Diễn đàn
Thứ trưởng Bùi Thế Duy phát biểu tại Diễn đàn

Diễn đàn lần này tập trung vào mảng trọng điểm trong chiến lược phát triển các sản phẩm thiên nhiên. Nó gắn với đa dạng sinh học, cây dược liệu ở Việt Nam. Ông Duy cho rằng, nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất dược liệu. Nhưng hàm lượng công nghệ “vừa phải”. Sản phẩm còn ở mức thô, chưa phát hiện và tận dụng hết những hợp chất quý trong dược liệu. “Vì vậy, Diễn đàn là dịp kết nối nhà khoa học cùng tham gia giải những bài toán thực tiễn, khó khăn trong việc áp dụng công nghệ của doanh nghiệp”, Thứ trưởng nói.

Phát triển các phát minh

Thừa nhận rằng nguồn dược liệu Việt Nam có giá trị y học rất phong phú. Song TS Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Y dược cổ truyền, Bộ Y tế cho rằng, hiện nay chưa có công ty nào trong nước bào chế được dòng thuốc mới từ dược liệu. Trong khi dòng thuốc này có những chế độ, ưu đãi riêng trong danh mục thanh toán của Nhà nước.

“Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu của nhà khoa học về phát hiện các hợp chất từ dược liệu nhưng do chưa tiếp cận được công nghệ chiết xuất hiệu quả, nên việc phát triển các loại thuốc phát minh còn hạn chế, thương mại hóa chưa cao”, TS Ngọc nói.

TS Trần Minh Ngọc nói về định hướng phát triển dược liệu Việt Nam
TS Trần Minh Ngọc nói về định hướng phát triển dược liệu Việt Nam

Tư vấn phát triển dược liệu từ các chuyên gia Hàn Quốc

GS Jung Kiwon là người có 10 năm trong phát triển dược phẩm thiên nhiên chủ lực ở Hàn Quốc. Ông chia sẻ, có những loại thuốc dược liệu Hàn Quốc nghiên cứu từ 20 năm trước. Hàn Quốc tập trung phát triển các loại dược phẩm mà thuốc hiện đại chưa đáp ứng được. Hoặc bệnh đa yếu tố, gây ra từ nhiều nguyên nhân như Alzheimer, bệnh tiểu đường, ung thư.

Ông Kum Dongwha, Viện trưởng Viện VKIST
Ông Kum Dongwha, Viện trưởng Viện VKIST

Lắng nghe các ý kiến từ chuyên gia, doanh nghiệp, TS Kum Dongwha, Viện trưởng VKIST cho biết, Viện đặt mục tiêu hợp tác với doanh nghiệp và nhà khoa học trong nước và quốc tế. Cần ứng dụng, chuyển giao các công nghệ Hàn Quốc để phát triển các dược liệu quý của Việt Nam. “Viện sẽ là cầu nối giữa các ngành công nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu, mang lại cơ hội để doanh nghiệp Việt tiếp cận công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm chiếm lĩnh thị trường”, ông nói.

Tại diễn đàn, một số chuyên gia cho rằng cần hỗ trợ nông thôn vùng trồng dược liệu. Cách này để tránh hiện tượng “chảy máu” tài nguyên dược liệu quý. Bà con thường bị thương lái Trung Quốc mua với giá rẻ.

Các bạn có thể xem thêm các tin tức cập nhật tại yla.

Nguồn: Vnexpress

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *