An toàn ra khơi nhờ thiết bị theo dõi, định vị vệ tinh tàu cá
Việc theo dõi hành trình, định vị vệ tinh tàu cá, trao đổi thông tin liên lạc với đất liền ổn định luôn là điều vô cùng cần thiết với ngư dân mỗi lần ra khơi. Biển cả là một nguồn tài nguyên quý giá mà con người muốn khai thác. Nó cũng là một mối nguy hiểm không thể lường trước. Việc đánh bắt cá từ biển khơi đem lại nguồn thu nhập duy trì cuộc sống cho ngư dân. Vì vậy dù nguy hiểm họ vẫn phải tiếp tục công việc của mình.
Mục lục
Khó khăn mỗi lần ra khơi
Nghề thủy sản Việt Nam đã tồn tại và phát triển từ lâu đời. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung trên phương diện kinh tế cả nước. Tuy vậy đây là ngành nghề vô cùng nguy hiểm. Phải đánh cược mạng sống với các nguy hiểm thiên tai không thể dự báo trước. Ngư dân gặp phải nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thủy vực phức tạp. Khả năng dự đoán tình hình thời tiết còn thiếu tính chính xác và chưa kịp thời. Đặc biệt khả năng truyền thông, truyền tin liên lạc còn khá hạn chế. Gây ra nhiều tổn thất to lớn, có thể đe dọa tới tính mạng.
Thiết bị vệ tinh định vị cho tàu cá ra đời
Hiểu được điều đó, anh Trần Thái Sơn (34 tuổi) và cộng sự công ty TNHH Hợp lực và Phát triển Việt (Bà Rịa- Vũng Tàu) sau hai năm nghiên cứu và thử nghiệm đã chế tạo thành công thiết bị vệ tinh cho tàu đánh cá, hỗ trợ theo dõi, giám sát hành trình tàu cá, dễ dàng liên hệ về đất liền. Thiết bị cũng cập nhật thường xuyên thông tin thời tiết, dự báo mưa bão cho ngư dân.
Ưu điểm của thiết bị định vị vệ tinh
So với thiết bị định vị tàu cá thông thường, thiết bị này tiêu tốn ít điện năng trên thuyền. Nhờ sử dụng công nghệ vệ tinh, nên độ phủ sóng toàn cầu. Tín hiệu truyền từ tàu về bờ ổn định, chính xác. Vì vậy, vị trí và hành trình của tàu cá được theo dõi trực tiếp trong suốt chuyến đi biển. Ngư dân có thể gửi tin nhắn, liên lạc về đất liền.
Anh Sơn cho biết, thay vì phải lắp thiết bị giám sát cồng kềnh như “hộp đen”, công nghệ này cho phép tận dụng điện thoại bàn liên lạc trên biển có chức năng định vị. Sau đó kết nối với module phát wifi có kích thước nhỏ bằng lòng bàn tay. Nó giúp phục vụ tối đa 10 thiết bị trên tàu với trạm đất liền. Ứng dụng hỗ trợ cho quá trình số hóa tàu thuyền.
Các chức năng khác
Việc cung cấp sóng wifi nhằm mục đích yêu cầu người sử dụng khai báo thông tin cá nhân. Theo dõi hành trình đánh bắt thông qua ứng dụng nhật ký điện tử. Ứng dụng được cài đặt vào mỗi điện thoại thuyền viên.
“Không chỉ cơ quan quản lý, mà người thân ở nhà cũng có thể theo dõi hành trình tàu cá thông qua ứng dụng, ngư dân yên tâm đánh bắt ngoài khơi”, anh Sơn nói. Dữ liệu về kho cá (nhiệt độ bảo quản, số lượng cá đánh bắt) được cập nhật liên tục trên hệ thống của ứng dụng. Các thông tin thuyền viên được gửi về đất liền. Số liệu nhằm phục vụ quá trình theo dõi nếu xuất hiện sự cố trên biển.
Thiết bị có công suất tiêu hao nhỏ, khoảng 8-10W tùy thuộc vào số lượng thiết bị kết nối wifi. Khi tàu di chuyển, thiết bị sẽ tự động ghi lại tọa độ vị trí tàu vào bộ nhớ sau mỗi khoảng thời gian đặt trước (10-20 phút). Vị trí tọa độ này được truyền về trung tâm quản lý thông qua thiết bị theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu từ đất liền.
Triển khai sử dụng thiết bị
Sau một năm triển khai, sản phẩm được hơn 7.000 ngư dân sử dụng. Việc phát wifi trên tàu cá mở ra khả năng ứng dụng giải pháp IoT trên biển, phục vụ quá trình nghiên cứu, thăm dò. “Sắp tới nhóm chúng tôi dự định triển khai thử nghiệm tích hợp IoT trên 100 tàu cá, đẩy mạnh số hóa thông tin tàu cá, giúp ngư dân yên tâm bám biển”, anh Sơn nói.
Với mong muốn tiếp sức ngư dân bám biển, ngoài thiết bị vệ tinh, anh Sơn còn nghiên cứu chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt từ năm 2013, cung cấp hơn 1.000 máy cho người dân và cung cấp dịch vụ xử lý nước thải thủy sản.
Với những giải pháp sáng chế hữu ích, anh Sơn được nhận giải thưởng Lương Định Của 2020. Anh là một trong 10 gương mặt trẻ nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Bạn có thể xem thêm các thông tin mới tại Yla.
Nguồn: Vnexpress