Sửa đổi Thông tư 01 sau dịch Covid để hỗ trợ vốn “an toàn” hơn

Sửa đổi Thông tư 01 sau dịch Covid để hỗ trợ vốn “an toàn” hơn

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân. Để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng, ngành ngân hàng đã ban hành nhiều chính sách với nhiều quy định ưu đãi. Trong đó thông tư 01 của Ngân hàng nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 là một chính sách hỗ trợ được kì vọng cao. 

Theo đánh giá Thông tư 01 là một trong những cơ sở pháp lí quan trọng. Để giúp cho các tổ chức tín dụng cùng với các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp cũng như tháo gỡ khó khăn của tác động từ dịch Covid 19. Đó là các khoản nợ ngắn hạn sẽ được các tổ chức tín dụng gia hạn thêm. Cũng như không phải chuyển nhóm nợ. Đây cũng là một tin vui cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục được nguồn vốn, khắc phục được khó khăn, duy trì sản xuất. 

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn lẫn bất cập đối với thông tin 01 cần được điều chỉnh. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây.

Vẫn còn nhiều khó khăn trong Thông tư 01

Nhóm phân tích của Fiin Group cho biết. Việc các ngân hàng đặt chỉ tiêu lợi nhuận thấp là do tác động của dịch Covid-19 và định hướng chính sách của NHNN về việc chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Theo Kết quả điều tra “Xu hướng tín dụng” tháng 6-2020. Được Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) công bố ngày 31-7-2020. Các tổ chức tín dụng (TCTD) vẫn đánh giá nhu cầu tín dụng “tăng” trong 6 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên đã điều chỉnh mạnh từ mức 91% TCTD kỳ vọng “tăng” (tại kỳ điều tra tháng 12-2019) xuống còn 64%. Đặc biệt điều chỉnh kỳ vọng đối với nhu cầu vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, xuất nhập khẩu, mua nhà để ở, đầu tư và kinh doanh du lịch.

Thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.
Thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.

Nguyên nhân chủ yếu do diễn biến tăng trưởng kinh tế. Sự thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cơ hội đầu tư xuất nhập khẩu. Thị trường bất động sản chịu tác động bất lợi của dịch Covid-19.

“Theo đánh giá của các TCTD. Mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay trong 6 tháng cuối năm 2020. Tăng ít hơn so với 6 tháng đầu năm 2020. Tính chung trong cả năm 2020, các TCTD nhận định mặt bằng rủi ro tín dụng chủ yếu “tăng” lên so với năm 2019”.  Vụ Dự báo Thống kê nêu rõ trong kết quả điều tra.

ĐIều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Các TCTD không cho vay được như kỳ vọng. Tăng trưởng tín dụng không đồng đều trong toàn hệ thống.

Nhiều điểm của Thông tư 01 không còn phù hợp

Theo thông tư chỉ có các khoản giải ngân trước ngày 23-1-2020 mới có kết quả phân loại nợ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm gần nhất trước ngày 23-1-2020. Do đó quy định trên được hiểu rằng. Thông tư 01 không áp dụng đối với số dư nợ giải ngân sau ngày 23-1-2020.

Tuy nhiên, trên thực tế, dịch Covid-19 diễn biến rất nhanh, phức tạp. Mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế trong nước. Gây ra khủng hoảng kinh tế xã hội nghiêm trọng trên toàn cầu.
Do không lường trước được các tác động của dịch đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nên đối với các khoản giải ngân sau ngày 23-1-2020. Việc xác định lịch trả nợ cho khách hàng của TCTD, chi nhánh NHNN chưa phù hợp với mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.
Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay do dịch Covid-19
Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay do dịch Covid-19
Vì vậy, theo phản ánh của nhiều TCTD. Chi nhánh NHNN và một số doanh nghiệp. Phần lớn các khoản giải ngân sau ngày 23-1-2020, đặc biệt là các khoản cho vay ngắn hạn. Khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ theo kỳ hạn, thời hạn tại hợp đồng, thỏa thuận cho vay.
Hơn nữa, Điều 3 Thông tư 01 quy định. “Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19. Thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Các nội dung liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, phân loại nợ không quy định tại Thông tư này. Được  thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Cần sớm ban hành các chính sách 

Dự báo được tình hình tài chính NHNN đã sớm soạn thảo dự thảo sửa đổi bổ sung Thông tư 01. Tại dự thảo NHNN đã bổ sung quy định. Cho phép các TCTD, chi nhánh NHNN được áp dụng quy định tại Thông tư 01. Cho các khoản giải ngân từ ngày 23-1-2020. Có lịch trả nợ gốc/hoặc lãi phát sinh từ ngày 23-1-2020 đến ngày 31-12-2020. Và chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đáng chú ý, dự kiến NHNN sẽ cho phép TCTD, chi nhánh NHNN. Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với nợ được giải ngân từ ngày 23-1-2020 đến trước ngày 25-4-2020.
Theo NHNN, để tránh việc lợi dụng chính sách gây hậu quả nợ xấu cho toàn hệ thống TCTD, chi nhánh NHNN trong các năm tiếp theo. Thì việc giới hạn phạm vi các khoản giải ngân từ ngày 23-1-2020 là cần thiết.

Ngân hàng nhà nước đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng cho phép Tổ chức tín dụng

Chi nhánh NHNN được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đối với các khoản giải ngân từ ngày 23-1-2020 đến ngày 24-4-2020.
NHNN đánh giá rằng thời điểm 24-4-2020 là phù hợp. Bởi đây là thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg. Về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
NHNN đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng cho phép Tổ chức tín dụng
NHNN đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng cho phép Tổ chức tín dụng
Theo đó, đối với các khoản giải ngân sau ngày 24-4-2020, TCTD, chi nhánh NHNN. Đã có thể đánh giá được đầy đủ mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thì  căn cứ đặc điểm khách hàng để thống nhất với khách  lịch trả nợ phù hợp. Mà không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01.
Ngoài ra, NHNN cho phép TCTD, chi nhánh NHNN. Không tính số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư 01. Khi thực hiện phân loại nợ đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ quy định tại Thông tư 01. Nhưng khách hàng không trả được nợ theo thời hạn cơ cấu lại.
Vì vậy, để giảm áp lực nợ xấu .Trích lập dự phòng cho các TCTD, chi nhánh NHNN. NHNN dự kiến bổ sung nguyên tắc phân loại nợ nêu trên. Đối với nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 01. Nhưng khách hàng không trả nợ đúng hạn theo thời hạn cơ cấu lại.
Nguồn: nhandan.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *