Thị trường chứng khoán Việt Nam 20 năm và tương lai mở rộng

Thị trường chứng khoán Việt Nam 20 năm và tương lai mở rộng

Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/7 năm 2000. Đúng 8 ngày say ngày khai trương, tiếng cồng đầu tiên đã vang lên tại sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Mở màn cho phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự kiện này là dốc mốc ghi nhận thị trường tài chính Việt Nam có thêm một kênh huy động vốn hiện đại theo kịp xu hướng của những quốc gia tiên tiến trên thế giới. 

Trong những ngày đầu chỉ từ 2 cổ phiếu niêm yết của hai doanh nghiệp. Đến nay trải qua 20 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận 2000 doanh nghiêp niêm yết cổ phiếu của mình trên các sàn chứng khoán Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và UPCoM. Đến ngày nay thị trường chứng khoán Việt Nam – Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, đã minh chứng là kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp, và là kênh đầu tư hấp dẫn của những nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Thị trường cổ phiếu

Sau 5 năm, Thị trường cổ phiếu có tổng số 41 mã cổ phiếu. Trong đó TTGDCK TP.HCM có 32 mã. Thị trường giao dịch cổ phiếu Hà Nội mới đi vào hoạt động (ngày 8-3-2005) có 9 mã). Vốn hóa thị trường/GDP vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 1,11% GDP.

Thị trường giao dịch cổ phiếu TP.HCM chuyển đổi sang mô hình Sở Giao dịch vào năm 2007. Chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30-7 để tạo thanh khoản cho thị trường … Đã thúc đẩy làn sóng niêm yết và cổ phần hóa (CPH) của các doanh nghiệp lớn.

Giá trị vốn hóa thị trường/GDP giai đoạn 2001-2019
Giá trị vốn hóa thị trường/GDP giai đoạn 2001-2019

Trong giai đoạn 2006 – 2007, Thị trường giao dịch cổ phiếu đã có sự tăng trưởng vượt bật về số lượng cổ phiếu niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, quy mô doanh nghiệp niêm yết đã tăng rất nhanh. Từ việc chỉ có một doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD thì đến cuối năm 2019. Đã có trên 30 doanh nghiệp trên hai Sở giao dịch chứng khoán đạt mức vốn hóa trên 1 tỷ USD.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tính đến năm 2018, quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh so với các năm trước. Tăng khoảng 53% so với năm 2017 và tăng gấp 32 lần so với năm 2011. Cho thấy các doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm và tham gia huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Bên cạnh kênh vay vốn tín dụng ngân hàng.

Trên thị trường thứ cấp, tính đến cuối năm 2019. Có 23 mã Trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, trong đó HOSE có 21 mã.

Các TPDN có các kỳ hạn từ 1 năm đến 15 năm. Phổ biến là 2 năm, 3 năm, 5 năm phù hợp với chu kỳ thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Với lãi suất phát hành TPDN theo một trong hai hình thức là thả nổi hoặc cố định.

Thị trường Trái phiếu Chính phủ

Giai đoạn 2009-2019, thị trường trái phiếu chính phủ có tốc độ tăng trưởng. Bình quân ở mức 27%/năm là mức tăng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Á.

Các sản phẩm trái phiếu chính phủ được phát triển ngày càng đa dạng. Là công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả cho mọi loại hình nhà đầu tư.

Nếu như vào năm 2009 trên thị trường trái phiếu chính phủ. Chỉ có các sản phẩm kỳ hạn từ dưới một năm cho đến 10 năm. Thì đến nay trên thị trường trái phiếu chính phủ có đầy đủ các kỳ hạn từ ngắn hạn đến kỳ hạn 20 năm, 30 năm.

Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP.
Quy mô thị trường trái phiếu so với GDP.

Tháng 7-2019, sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ chính thức được triển khai. Đem lại cho nhà đầu tư một công cụ phòng vệ rủi ro. Góp phần thúc đẩy thanh khoản và hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cơ sở.

Tính đến cuối năm 2019, thị trường có 493 mã trái phiếu chính phủ niêm yết tương đương. Với giá trị niêm yết đạt 1.154 nghìn tỷ đồng. Dự nợ trái phiếu chính phủ chiếm khoảng 25,1%GDP năm 2019 gấp 12 lần so với năm 2009.

Thị trường chứng khoán Việt Nam phái sinh

Trong gần ba năm qua, tính đến cuối tháng 5-2020. Đã có hơn 59 triệu HĐTL chỉ số VN30 được giao dịch.

Riêng 5 tháng đầu năm 2020, khối lượng giao dịch bình quân đạt 162.408 hợp đồng/phiên. Tăng 83% so với bình quân giao dịch năm 2019. Gấp 15 lần so với bình quân năm 2017.

Trong các giai đoạn thị trường cơ sở giảm mạnh (tháng 5 và 6 năm 2019). Khối lượng giao dịch các HĐTL chỉ số VN30 đã tăng mạnh. Kỷ lục vào ngày 23-5-2019 với khối lượng mở (OI). Đạt 39.858 hợp đồng gấp gần 5 lần so với thời điểm cuối năm 2017.

Đối với Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm mới đưa vào giao dịch trong thời gian gần đây (ngày 4-7-2019).  Đã đem đến cho nhà đầu tư thêm một lựa chọn đầu tư và phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu chính phủ. Đến nay, sản phẩm Trái phiếu chính phủ đã có 278 hợp đồng được giao dịch.

Nguồn: nhandan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *