Xây dựng nhà ở an toàn, chống chọi thiên tai bão lũ

Xây dựng nhà ở an toàn, chống chọi thiên tai bão lũ

Việt Nam là đất nước trải dài dọc bờ biển. Mỗi năm nước ta đón nhận vài chục cơn bão lớn nhỏ. Thiên tai ập đến gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho bà con. Nhà cửa tan hoang, gia súc gia cầm và cả hoa màu đều tiêu táng hết. Đâu đâu cũng là những mảnh đời thật sự éo le và khó khăn.  Vì thế tất cả đều mong muốn xây dựng được nhà ở an toàn và phòng chống được thiên tai.

 

Nhất là chuỗi những cơn bão đổ bộ vào miền Trung thời gian vừa qua. Ta mới thấy được sự nguy hiểm, khó khăn mà bà con vùng tâm bão phải đối mặt. Bão ập tới  gây ngập lụt diện rộng, mất điện mất nước và lương thực đều bị hư. Và cả căn nhà tài sản giá trị duy nhất cũng chịu tàn phá nặng nề của thiên tai. Bằng mọi cách phải tìm ra phương án xây nhà kiên cố, an toàn cho người dân. Ngày 16/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức cuộc họp về “Nhà ở an toàn phòng chống thiên tai”.

Cuộc họp khắc phục sau đợt bão

Tình hình sau bão

Mở đầu cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (PCTT) cho biết, trong tháng 10 và 11 của năm 2020, thiên tai đã dồn dập “tấn công” khu vực miền Trung của Việt Nam. Gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của người dân. Đặc biệt số lượng nhà bị thiệt hại trong đợt thiên tai ở miền Trung vừa qua rất lớn.

Tại cuộc họp, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết: Khi quy hoạch xây dựng phải lồng ghép với các yếu tố biến đổi khí hậu, dự báo, phòng chống thiên tai thì mới tạo lên “sức mạnh tổng hợp”.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

“Ví dụ trong quy hoạch chúng ta phải lồng ghép những bản đồ cốt nền, độ cao, địa chất, thủy văn, mực nước, bản đồ thoát lũ,… Quy trình lồng ghép giảm nhẹ rủi ro thiên tai quan trọng nhất là trong quy hoạch sử dụng đất. Chúng ta phải đánh giá được nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro và mức độ phơi bày trước thảm họa theo các cấp độ do Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đánh giá”, ông Hào nói.

Tìm kiếm phương án đột phá

 Ông Hào đưa ra hàng loạt ví dụ mô hình nhà ở an toàn phòng chống thiên tai. Trong đó, ông Hào đưa ví dụ khá thú vị về mô hình nhà hình cầu chống động đất ở Nhật Bản.

Mô hình nhà chống động đất ở Nhật Bản
Mô hình nhà chống động đất ở Nhật Bản

“Bão thì gió đánh 4 phương 8 hướng, gió cuộn, gió kéo ra, rồi thì gió xoáy. Tất cả hình cầu thì nó trượt được hết nên an toàn. Mẫu nhà hình cầu này thì tốn kém, nhưng khi sản xuất hàng loạt mà có nghiên cứu khoa học thì mái cầu này cũng không đắt lắm, mà phụ thuộc chúng ta làm số lượng bao nhiêu thôi”, ông Hào cho biết.

Kỳ vọng xây dựng nhà ở an toàn có thể làm homestay

Những giải pháp về xây dựng nhà ở an toàn được đề xuất

Kiến trúc sư Lã Thị Kim Ngân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc có những phát biểu. Khi tiến hành xây dựng các nhà ở phòng chống thiên tai phải tạo ra sự liên kết cộng đồng. Tức là sự liên kết của từng ngôi nhà để tạo thành một tổ hợp, một “quần cư”. Và thông qua đó chúng ta tạo ra những hạ tầng liên kết.

Bà Lã Thị Kim Ngân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc
Bà Lã Thị Kim Ngân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kiến trúc

“Hội Kiến trúc sư Việt Nam xin làm thí điểm luôn một số khu vực như: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Nam. Đây là 3 khu vực có đặc điểm thiên tai mang tính đại diện. Sau đó chúng ta sẽ thiết kế một tổ hợp quần cư. Mà nó sẽ dựa trên các điều kiện địa hình mà đặc điểm của thiên tai. Sau đó sẽ có đánh giá những mẫu thiết kế nhà này tồn tại trong thiên tai như thế nào, từ kết quả này nếu tốt sẽ phát triển trên diện rộng”, bà Ngân nói thêm.

Tiềm năng phát triển nhà chống lũ

“Chúng ta lâu nay mới giải quyết câu chuyện ứng cứu. Nhưng chưa đặt vấn đề sau bão lũ thì những cơ sở vật chất đó làm gì? Chúng tôi kỳ vọng, tại những vùng nghèo nhất, miền Trung là khu vực phát triển “nóng” về du lịch, rất có tiềm năng phát triển du lịch trong tương lai. Vậy thì người dân có thể sống chung trong bão lũ, thì sau bão lũ những ngôi nhà chống bão lũ đó có thể làm homestay được không?”, bà Ngân bày tỏ.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp gửi lời cảm ơn đến Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Theo ông Hiệp muốn làm nhà an toàn phải có sự đồng thuận của người dân. Mà muốn người dân đồng thuận thì mọi thứ phải phù hợp.

Xem thêm những nội dung bổ ích taị yla.

Nguồn: Dantri.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *