Đội sinh viên tình nguyện ngày ngày kèm cặp nhóm trẻ mồ côi học hành

Đội sinh viên tình nguyện ngày ngày kèm cặp nhóm trẻ mồ côi học hành

Những năm gần đây, một đội sinh viên tình nguyện từ trường đại học Đà Lạt thường qua lại với Hội Người mù và Trung tâm bảo trợ xã hội (thuộc tỉnh Lâm Đồng). Khi được hỏi lý do, nhóm sinh viên cho biết, họ đến để hỗ trợ các bạn nhỏ kém may mắn hơn mình. Đó là những em mồ côi cha mẹ, bị bệnh khuyết tật, bị khiếm thị,… Hành động âm thầm trong suốt thời gian qua quả là những trái tim đầy nhân ái.

Câu chuyện đường dài của những sinh viên tình nguyện ở Đà Lạt

Đội sinh viên tình nguyện này cứ mỗi tối thứ hai và thứ năm trong tuần đều thực hiện công việc cao cả. Sau giờ học, một nhóm sinh viên sẽ đến Hội Người mù ở địa phương để kèm cặp các số phận nhỏ bé bị cha mẹ bỏ rơi. Không ai cho các bạn sinh viên này một đồng lương nào. Cũng không có ai đi theo chụp hình đăng lên mạng để tô đẹp hình ảnh. Tất cả xuất phát từ trái tim nhân hậu và tinh thần chia sẻ của các bạn mà thôi.

sinh-vien-tinh-nguyen-1
Một bạn sinh viên tình nguyện đang dạy bạn nhỏ học

Phía đại diện của Trường ĐH Đà Lạt cũng chia sẻ về điều này. Chủ tịch Hội Sinh viên, đồng thời là Bí thư Đoàn Trường – anh Phan Tuấn Anh chia sẻ: “Đội sinh viên tình nguyện này có 30 bạn. Mỗi ngày, một nhóm sẽ đến Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng để giúp đỡ mọi người. Một nhóm khác sẽ đến Hội Người mù để hỗ trợ học tập, dạy chữ. Hai địa điểm này đều tọa lạc lân cận trong TP Đà Lạt. Các bạn chưa có điều kiện để đi xa hơn.”

Lắng nghe những sinh viên tình nguyện tâm sự

Bạn Hồ Thị Nhung đang học Khoa Quản trị kinh doanh từng thổ lộ: “Khi tham gia Câu lạc bộ Sinh viên tình nguyện, em cứ tò mò muốn biết các em khiếm thị học thế nào. Nên em xung phong vào nhóm Sao Ánh Dương để giúp các em ở Hội Người mù”. Cùng tấm lòng với Nhung, sinh viên Nguyễn Thị Lý, Khoa Quốc tế học, chia sẻ: “Sau các buổi học chiều thứ hai và thứ năm, nhóm SV tình nguyện tập trung tại sân trường, rồi cùng đi bộ hơn 7 km để đến Hội Người mù dạy cho các em khiếm thị”.

Thấu hiểu điều kiện khó khăn của những con người kém may mắn

Các em thuộc nhiều độ tuổi, nên được chia theo nhóm tiểu học, THCS, THPT để dễ kèm cặp. Lý cho biết thêm tại Hội Người mù không có phòng học, không có bảng. Sinh viên tình nguyện hướng dẫn các em học tập ngay tại nhà bếp. Tại đây, có em lớn tuổi không còn được đến trường. Nhưng đam mê tiếng Anh và đã được các SV tình nguyện nhiệt tình chỉ dạy.

Sau 6 tháng gắn bó với việc dạy học cho học sinh khiếm thị và mồ côi, bạn Vương Thị Thanh Hiền, Khoa Quản trị du lịch, cho biết: “Với các em khiếm thị, việc dạy học vất vả hơn. Sinh viên đọc bài tập để các em viết chữ nổi. Sau đó mới giải nghĩa để các em làm bài. Sau đó, phải nhờ một bạn lớp lớn hơn dò lại chữ nổi xem viết có đúng không…”. Hiền thổ lộ, dù vất vả nhưng khi thấy các em tiếp thu bài tốt, bản thân cảm thấy vui. Thậm chí quên hết mệt nhọc.

Sẽ tiếp tục đẩy mạnh và phát triển hoạt động tình nguyện của sinh viên

Anh Phan Tuấn Anh cho biết 2 lớp học tình thương đặc biệt này được Đoàn trường duy trì nhiều năm nay. Trong Tháng Thanh niên 2019, ngoài việc dạy học, các SV còn tổ chức nhiều sân chơi, sinh hoạt và tặng quà cho học sinh 2 lớp học tình thương.

“Mình vẫn thường động viên SV hãy tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hãy sống một thời tuổi trẻ sôi nổi, cống hiến và rèn luyện bản thân, để khi thanh xuân qua đi, nhìn lại vẫn thấy tự hào về tuổi đôi mươi”, Tuấn Anh nói.

Nguồn: thanhnien.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *