“Năm đại hội” của văn học, nghệ thuật Việt Nam

“Năm đại hội” của văn học, nghệ thuật Việt Nam

Năm 2020 được giới văn nghệ sĩ ví là “năm đại hội” của các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật Việt Nam. Chỉ trong vòng 1 năm từ 11/2019 đến 11/2010 nước ta có 10 Hội văn học nghệ thuật được tổ chức thành công tốt đẹp. Tham dự tại các đại hội có đầy đủ các văn nghệ sĩ trên cả nước và các ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham gia.

Sự thành công của hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam

Kể từ giữa tháng 11-2019 đến cuối tháng 11-2020, đã có 10 Hội văn học nghệ thuật (VHNT) chuyên ngành ở Trung ương đã tổ chức thành công đại hội. Lần lượt là: Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam; Hội Mỹ thuật Việt Nam; Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Hội Ðiện ảnh Việt Nam; Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam; Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam.

đại hội" của văn học, nghệ thuật Việt Nam
Đại hội của văn học, nghệ thuật Việt Nam

Tham dự tại các đại hội có gần 4.700 đại biểu là đại diện cho gần 20 nghìn hội viên là các văn nghệ sĩ. Lãnh đạo Ðảng, Nhà nước đã tham dự tại tất cả các đại hội và phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Hội văn học dân gian

Trong 5 năm qua, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã sưu tầm; biên soạn; dịch thuật được gần 4.000 công trình về văn hóa, văn nghệ dân gian (trong đó có 2.500 công trình; tác phẩm đã xuất bản); đóng góp thiết thực vào sự phát triển văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất ở các địa phương. Hội Mỹ thuật Việt Nam đã mở 101 trại sáng tác; tổ chức 265 triển lãm; trưng bày hơn 20 nghìn tác phẩm.

Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức 13 trại sáng tác; hơn 20 liên hoan các loại hình nghệ thuật sân khấu. Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam luôn đầu tư nâng cao chất lượng hội viên và các giá trị tác phẩm nhiếp ảnh. Các cuộc thi ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam đã thu hút rất nhiều tác giả từ nhiều quốc gia; nhiều tác giả trong nước thường xuyên có tỷ lệ ảnh tham gia triển lãm cao và giành một nửa số giải so với các tác giả nước ngoài.

Hội điện ảnh

Hội Ðiện ảnh Việt Nam mở nhiều trại sáng tác, đầu tư cho gần 1.313 kịch bản ởnhiều thể loại. Mỗi năm, nước ta có xấp xỉ 40 phim Việt được sản xuất và phát hành. So với giai đoạn trước đây, đây là bước nhảy vọt vô cùng ấn tượng về mặt số lượng. Phim Việt đã kéo lại được khán giả trở lại rạp, trong đó những bộ phim đạt doanh thu phòng vé hàng trăm tỷ đồng.

Hội nhà văn

Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức 15 trại sáng tác. Cuộc thi tiểu thuyết 2015 – 2019 có 176 tác phẩm tham dự. Lần đầu tiên Hội tổ chức “Hội nghị nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”; tập hợp các nhà văn Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài và người sáng tác trước năm 1975 ở miền nam. Tạo tiếng nói đồng thuận và gắn kết các nhà văn hướng về Tổ quốc; góp phần xây dựng đất nước. Hội nghị Quảng bá văn học Việt Nam và Liên hoan thơ quốc tế đã thu hút nhiều đại biểu đến từ 51 quốc gia trên thế giới;  giúp nâng cao vị thế của văn học Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Những hạn chế trong 5 năm qua

Tuy nhiên, hoạt động văn học, nghệ thuật trong thời gian 5 năm vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là yếu kém. Công tác quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật còn chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, quy hoạch cán bộ chủ chốt đứng đầu các hội còn nhiều bất cập.

Đại hội văn học nghệ thuật các dân tộc
Đại hội văn học nghệ thuật các dân tộc

Vai trò dự báo, tham mưu, tư vấn phản biện xã hội còn chưa được phát huy. Các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, các nhân vật trung tâm và các vấn đề trung tâm còn mờ nhạt; thiếu vắng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, để cho xu hướng giải trí, thị trường, câu khách lấn át. Ðiều mà bạn đọc mong đợi đó là những tác phẩm thật sự hay, có tầm vóc lớn; phản ánh sinh động, sâu sắc những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua. Cũng như lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lại chưa có nhiều.

Chỉ thị 31 – CT/TW của ban Bí Thư

Chỉ thị 31-CT/TW ngày 22-1-2019 của Ban Bí thư về đại hội các hội VHNT và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam yêu cầu, việc tổ chức đại hội lần này phải là đợt sinh hoạt chính trị; văn hóa và nghề nghiệp quan trọng của hội viên và đông đảo giới văn nghệ sĩ. Đánh giá đúng tình hình hoạt động của các hội và liên hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua; rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động; nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn; góp phần chăm lo cho đời sống và tạo điều kiện cho giới nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm có giá trị.

Việc lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành (BCH) khóa mới cần dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển theo hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ; bầu đủ số lượng BCH gồm những người thật sự tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, có uy tín và có khả năng đoàn kết, tập hợp văn nghệ sĩ.

Chỉ thị về tuổi ứng cử
Chỉ thị về tuổi ứng cử

Tiếp theo là Kết luận 58-KL/TW ngày 12-9-2019 của Ban Bí thư về độ tuổi tham gia công tác. Hội chỉ ra cụ thể: Tuổi giới thiệu lần đầu hoặc tái cử tham gia lãnh đạo các hội (Chủ tịch và Phó Chủ tịch hội) không quá 65 tuổi; trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi do cấp có thẩm quyền xem xét; nhưng chỉ áp dụng đối với Chủ tịch hội. Ðây là những Chỉ thị và Kết luận quan trọng để đổi mới căn bản hoạt động của các hội trong tình hình mới.

Chỉ thị trong việc thay đổi nhân sự

Bám sát chỉ đạo của Trung ương cũng như tình hình hiện tại của các hội chuyên ngành; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan đã được thực hiện nhịp nhàng để kịp thời đưa ra các thông báo, hướng dẫn các Hội Văn học Nghệ thuật thực hiện được các yêu cầu đã đề ra. Việc thay đổi nhân sự chủ chốt của các hội liên quan đến từng con người cụ thể; có uy tín trong giới và có nhiều đóng góp cho hoạt động hội trong một thời gian dài. Do đó khó tránh khỏi những khúc mắc; tâm tư riêng do chưa nhận thức đúng hoặc vẫn còn ít nhiều vương vấn với “vị trí đứng đầu”.

Bên cạnh đó, tìm người thay thế phải có đủ phẩm chất, uy tín, nhiệt huyết với hoạt động hội cũng là việc không hề dễ. Trước đại hội, ở một số hội như Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đã xuất hiện những vụ việc phức tạp liên quan đến công tác nhân sự.

Chỉ thị giải quyết đơn từ

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo rất được quan tâm. Được xử lý theo đúng nguyên tắc, có lý, có tình. Các quy định, kết luận được hiện nghiêm túc, bảo đảm tính dân chủ, khách quan. Thường xuyên trao đổi, tháo gỡ các vướng mắc trong công tác tổ chức, nội dung, nhân sự. Việc trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo các hội phải tiến hành thận trọng; có đổi mới, có kế thừa nên đã nhận được sự đồng thuận cao.

Hầu hết các đại hội đều bầu đủ số lượng ủy viên BCH theo dự kiến. Trong đó phải kể đến Hội Nhà văn Việt Nam lần đầu sau nhiều năm bầu đủ 11 ủy viên theo quyết nghị của đại hội ngay trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Chỉ có hai Chủ tịch Hội tái cử, đó là nhạc sĩ Nông Quốc Bình – Chủ tịch Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam và nhạc sĩ Ðỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam; bảy hội khác đều có Chủ tịch Hội mới và nhiều thành viên BCH lần đầu tham gia.

Hội Ðiện ảnh Việt Nam lần đầu tiên trong chín kỳ đại hội chưa bầu đủ nhân sự. Vì vậy kỳ đại hội lần này còn được gọi là đại hội chuyển giao thế hệ lãnh đạo các hội chính trị  –  xã hội –  nghề nghiệp mạnh mẽ; được nhiều văn nghệ sĩ và dư luận xã hội đánh giá tích cực.

Nội dung báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 5 năm

Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 5 năm của các hội tương đối toàn diện và sâu sắc. Đề cập đến những vấn đề lớn của văn học, nghệ thuật nước nhà; nhưng lại chưa tạo được sự quan tâm của đại biểu. Ít có sự trao đổi, thảo luận, đóng góp vào văn kiện, điều lệ hoạt động cũng như những vấn đề nghề nghiệp; sáng tác, lý luận phê bình, trao giải thưởng, kết nạp hội viên mới; ít có các đề xuất, kiến nghị cụ thể chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho hội viên phát huy tài năng, sáng tạo tác phẩm có giá trị.

Đại hội văn học nghệ thuật
Đại hội văn học nghệ thuật 

Công tác truyền thông tại nhiều đại hội chưa được quan tâm đúng mức; mới dừng ở mức đưa tin thông tấn. Một số đại hội gần như “đóng cửa” với báo giới; khiến người quan tâm phải theo dõi diễn biến qua… mạng xã hội, không khỏi dẫn đến cái nhìn lệch lạc trong dư luận về giới văn nghệ sĩ.

Có thể khẳng định các đại hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam được tổ chức thành công tốt đẹp. Tuy tác phẩm là sáng tạo của cá nhân hoặc một nhóm tác giả; nhưng cũng thấy được phần nào hiệu quả hoạt động của các hội nghề nghiệp. Ðứng trước cơ hội mới luôn là những thách thức mới; đòi hỏi sự nỗ lực của các tổ chức hội và giới văn nghệ sĩ; đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem thêm:

Nguồn: nhandan.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *